Menu
Trang chủ
Sách nghe - đọc
SÁCH NÓI THIỀN TÔNG
SÁCH ĐỌC THIỀN TÔNG
Video
GIẢI ĐÁP
GIẢI ĐÁP 2024
GIẢI ĐÁP 2023
GIẢI ĐÁP 2022
GIẢI ĐÁP 2021
GIẢI ĐÁP 2020
GIẢI ĐÁP 2019
GIẢI ĐÁP 2018
GIẢI ĐÁP 2017
DIỄN ĐÀN
DIỄN ĐÀN 2018
DIỄN ĐÀN 2019
TRUYỀN THIỀN
TRUYỀN THIỀN 2022
TRUYỀN THIỀN 2020
TRUYỀN THIỀN 2019
MẠCH NGUỒN THIỀN TÔNG
Hỏi - Đáp
GIẢI ĐÁP THIỀN TÔNG ĐẶC BIỆT
HỎI ĐÁP THIỀN TÔNG
HỎI ĐÁP - TUYỆT MẬT
NHÓM NHÂN DÂN LÀM CHỦ
36 vị tổ và thơ
36 VỊ TỔ SƯ THIỀN TÔNG
THƠ HAY THIỀN TÔNG
Hình ảnh
Thơ -kệ ngộ Thiền
Sức khỏe
Thế dục dưỡng sinh
Cẩm nang ăn uống
Sách nghe - đọc
Sách đọc Thiền tông
Tổ Bồ Đề Đạt Ma
28. Tổ Bồ Đề Đạt Ma (Bodhidharma)
, sanh sau Đức Phật nhập Niết bàn 1.002 năm, Ngài thọ 112 tuổi, ở nước Nam Ấn. Cha là Bồ Hương Chí, vua nước này, mẹ Ngài là Hoàng hậu Chi Hương Phấn, Ngài là Hoàng tử thứ 3. Ngài rất thông minh và có tài hùng biện không ai qua Ngài được.
Nhân ngày giỗ ông nội Ngài, cha Ngài có thỉnh Tổ Bát Nhã Đa La đến cúng dường, nhờ vậy Ngài gặp được Tổ Bát Nhã Đa La. Tổ nghe Ngài là người lý luận vô song, nên có thử tài trí của Ngài. Tất cả những gì Tổ hỏi, Ngài đều giải thông suốt. Tổ Bát Nhã Đa La hỏi Ngài:
- Những việc trong sinh tử Luân hồi Ngươi có thích không?
Ngài trả lời:
Luân hồi là của thế gian
Những thứ hèn ấy, không ràng được tôi
Mong Thầy tiếp nhận thân tôi
Tìm đường Giải thoát, không còn trầm luân.
Tổ Bát Nhã Đa La nghe Ngài trình 4 câu kệ, Tổ bằng lòng nhận Ngài làm đệ tử, và nói với Ngài:
- Nếu Ngươi muốn theo ta tu đạo thiền, hãy xin Vua cha và Hoàng hậu, nếu hai vị đồng ý ta sẽ nhận.
Ngài liền trình xin Phụ vương và Hoàng hậu cho Ngài theo Tổ học đạo Thiền tông, Phụ vương và Hoàng hậu bằng lòng nên Ngài theo Tổ Bát Nhã Đa La từ lúc ấy.
Ngài theo học với Tổ Bát Nhã Đa La được 7 năm, một hôm Ngài đốn cây để làm nhà trù, cây vừa ngã vào vách đá phát ra tiếng kêu lớn, bỗng thân tâm Ngài như mất rất lâu, Ngài hỏi Tổ:
- Khi con nghe tiếng cây ngã đập vào đá, con nghe rất xa xăm và thân tâm con dường như đã mất, đó là gì, xin Tổ giải thích cho con rõ?
Tổ liền nói với Ngài:
Con nghe vật lý chát tai
Tiếng Nghe vật lý, theo hoài trầm luân
Tánh Nghe thanh tịnh lại bừng
Bừng vì vật lý đã dừng với con.
Nghe Tổ dạy 4 câu kệ, Ngài biết mình đã Giác ngộ Thiền tông, nên cố gắng giữ tâm mình thanh tịnh dài lâu hơn, cách một tháng sau, làm nhà trù xong, Tổ gọi Ngài đến hỏi:
- Cánh cửa nhà trù này làm bằng gì vậy?
Ngài chưa kịp trả lời, Tổ liền đóng cánh cửa nhà trù thật mạnh, tiếng ầm của cánh cửa cũng làm chát tai Ngài, Ngài bị “chết đứng” lần thứ 2. Tổ biết Ngài đã “Rơi vào Bể tánh Thanh tịnh Phật tánh”, nên cứ để Ngài tự nhiên trong ấy. Khi Ngài trở lại sống với vật lý bình thường, Tổ mới hỏi:
- Sao ta hỏi ông không trả lời?
Ngài liền trình bài kệ lục bát 52 câu như sau:
Ầm vang vật lý xé tan
Cái nghe vật lý chạy lang theo trần
Thầy đóng cái cửa cái ầm
Tánh Nghe thanh tịnh, ầm ầm vang xa.
Thì ra lời dạy Thích Ca
Ai nghe vật lý phải va luân hồi
Khi nghe thanh tịnh thì thôi
Luân hồi nhiều kiếp, lìa rồi với ta.
Rõ ràng lời dạy Thích Ca
Ở nơi Linh Thứu hiện ra nơi này
Con nhờ ân đức của Thầy
Đóng cửa thật mạnh con đây ngộ thiền.
Thiền tông thật sự linh thiêng
Mà phải nhận liền cho được Tánh Nghe
Khi nghe phải thật sự nghe
Nghe trong thanh tịnh, tự nghe Tánh mình.
Người tu thanh tịnh chứng minh
Nghe bằng chân Tánh, là mình đúng nghe
Tiếng nghe không bị lấp che
Là trong Phật Tánh, Tánh Nghe của mình.
Thiền tông phải được chứng minh
Rơi vào Bể tánh, tự mình biết thôi
Người tu trình với Thầy thôi
Chỉ có vị ấy chứng lời của ta.
Thiền tông của Phật Thích Ca
Dạy nơi Linh Thứu ngộ ra Tánh mình
Tánh mình kỳ đặc huyền linh
Nghe được thông suốt, Tánh mình ngộ ra.
Ngộ ra lời dạy Thích Ca
Sống với Tánh ấy là ra luân hồi
Vào đây bị mất cái '' Tôi ''
Luân hồi nhiều kiếp là thôi với mình.
Thiền tông quả thật diệu linh
Khi nghe thanh tịnh là mình rõ thông
Không cần tìm kiếm dụng công
Chỉ cần thanh tịnh, tự trong lòng mình.
Tánh mình hết sức tuyệt linh
Nhận được chân Tánh tự mình biết thôi
Vì vậy Phật dạy là '' Thôi ''
Luân hồi nhiều kiếp là thôi với minh.
Hôm nay con kính xin trình
Con nhận căn Tánh, xin trình Thầy thông
Hiện tại con hết cầu mong
Vì đã giác ngộ '' Tánh không '' của thiền.
Xin Thầy chứng nhận con riêng
Đạt được pháp thiền của Phật Thích Ca
Từ nay con đã vượt qua
Luân hồi sinh tử đã xa con rồi.
Cũng nhờ Đức Phật dạy '' Thôi ''
trầm luân sanh tử đã rồi với con
Con xin thệ nguyện lòng son
Truyền môn thiền học luân còn thế gian.
Tổ Bát Nhã Đa La nghe Ngài trình 52 câu kệ đạt được “Bí mật Thiền tông”của mình, Tổ nói:
- Huyền ký mà Như Lai truyền đến đây, ông là vị Tổ sư Thiền tông đời thứ Hai Mươi Tám. Trong Huyền ký Như Lai có dạy như sau:
Đến đời ông lãnh Tổ vị, Mạch nguồn Thiền tông phải chảy về phương Đông, ở nước lớn phương Đông có thêm 5 đời Tổ nữa, Mạch nguồn Thiền tông phải ẩn nơi đây một thời gian, sau đó sẽ chảy về phương Nam đến đất Rồng. Ở tại đất Rồng này có một vị vua nhận được Mạch nguồn Thiền tông này, chính vị này là “Phật Hoàng” tức “Vua Phật”, và làm Tổ tiếp theo, tiếp vị vua này có thêm 2 đời Tổ nữa, rồi Mạch nguồn Thiền tông này sẽ ẩn. Đến đời Mạt Thượng Pháp, Mạch nguồn Thiền tông sẽ bùng lên tại đất Rồng. Cũng từ đây, người có tâm lớn cho Mạch nguồn Thiền tông này chảy đi khắp Năm châu.
Vậy, ông cùng ta vào Hoàng cung xin Đức vua Bồ Đề Anh Đa cấp cho ông Công Hàm và người tuỳ tùng cũng như thuyền để ông đến phương Đông truyền pháp Thiền tông này.
Ngày sau, Tổ Bát Nhã Đa La và Ngài vào Hoàng cung trình với Đức vua Bồ Đề Anh Đa sự việc mà Đức Phật Thích Ca Văn Huyền ký cho Ngài Bồ Đề Đạt Ma dẫn Mạch nguồn Thiền tông về phương Đông. Đức vua và Hoàng hậu cũng như tất cả quan và người trong Hoàng cung đều thấy tận mắt Huyền ký của Đức Phật, Đức vua có nói như sau:
- Hôm nay, Trẫm tận mắt nhìn thấy lời Huyền ký của Đức Phật Thích Ca Văn. Trẫm có 4 ý như sau:
Trẫm chấp thuận con Trẫm là Thái tử Bồ Đề Đạt Ma sang phương Đông truyền pháp môn Thiền tông mà Như Lai dạy nơi thế giới này.
Trẫm cung cấp choThái tử Bồ Đề Đạt Ma 12 người theo Thái tử phụ giúp làm công việc này, cũng như lo cho Thái tử khi ở nước ngoài một mình.
Trẫm yêu cầu Tổ Bát Nhã Đa La, truyền “Bí mật Thiền tông” này tại Hoàng cung, để Trẫm và Hoàng hậu, cũng như quan, quân và những người trong Hoàng tộc chứng kiến. Trẫm sẽ thiết lập một “Đài Thiền Tông” thật là nguy nga để kỷ niệm pháp môn Thiền tông học này từ giã nước Ấn.
Trẫm và Hoàng hậu cũng như nhiều người trong Hoàng tộc hiện theo đạo Bà La Môn. Ngày truyền “Bí mật Thiền tông” cho Hoàng tử Bồ Đề Đạt Ma, cũng là ngày Trẫm, Hoàng hậu xin Quy Y Tam Bảo, Tổ đứng ra quy y cho Trẫm và Hoàng hậu. Còn việc xả giới đạo Bà La Môn, ngày ấy do Đại giáo sỹ Uất Phương Thinh xả giới cho Trẫm.
Tổ Bát Nhã Đa La và Ngài vừa nghe Đức vua Bồ Đề Anh Đa đưa ra 4 ý như vậy. Tổ và Ngài cũng như quan, quân và những người trong Hoàng tộc hết sức vui mừng.
Đúng 3 ngày sau là ngày Đản sanh của Đức Phật Thích Ca Văn buổi lễ truyền “Bí mật Thiền tông” và quy y cho Đức vua, Hoàng hậu và những người trong Hoàng tộc được thực hiện hết sức trang nghiêm.
Trước khi thực hành buổi lễ truyền “Bí mật Thiền tông” này, Tổ Bát Nhã Đa La có nói:
- Theo quy định của Như Lai về việc truyền “Bí mật Thiền tông”, chỉ có vị nào Giác ngộ “Yếu chỉ Thiền tông” mới được tham dự. Nhưng vì buỗi lễ hôm nay quá đặc biệt, nên ta xin phá quy định của Như Lai cho nhiều người tham dự, nhưng Bồ Đề Đạt Ma khi ông nhận Tổ vị phải thực hiện đúng như lời dạy của Như Lai.
Hoàng tử Bồ Đề Đạt Ma hứa với Tổ Bát Nhã Đa La:
- Kính bạch Thầy, con xin nghe lời Đức Phật dạy và lời của Thầy.
Buổi lễ truyền “Bí mật Thiền tông” đầu tiên do Đức Phật Thích Ca Văn truyền có rất nhiều người tham dự, còn hôm nay là buổi lễ truyền “Bí mật Thiền tông” sau cùng tại nước Ấn, cũng có thật nhiều người tham dự. Cũng có thể nói, đây là buổi lễ trang nghiêm thứ hai ở nước Ấn này vậy.
Cũng vì chỗ quá đặc biệt này, nên chúng tôi xin ghi đầy đủ chương trình buỗi lễ truyền “Bí mật Thiền tông” này:
Đúng 8 giờ sáng, tại lễ đài Thiền tông nơi Đại sảnh Hoàng Cung nước Nam Ấn, Đức vua, Hoàng hậu cũng như quan và những người có mặt đều quỳ gối trước Tôn tượng của Đức Phật Thích Ca Văn để Tổ Bát Nhã Đa La tiến hành buổi lễ, bắt đầu là lời khẩn, thưa, trình của Tổ Bát Nhã Đa La như sau:
Nam Mô Giáo Chủ Ta Bà Bổn Sư Thích Ca Văn Phật!
Kính bạch Đức Thế Tôn:
Hôm nay là ngày 8 tháng 4 năm Bính Dần, kỷ niệm ngày Đản sanh của Đức Thế Tôn, chúng con có hành đại lễ truyền “Bí mật Thiền tông” cho Hoàng tử Bồ Đề Đạt Ma con của Đức vua Bồ Đề Anh Đa, trước hết chúng con xin:
DÂNG HƯƠNG:
Khói hương bay khắp bầu trời xanh
Rốt ráo chúng con bổn nguyện lành
Trên khói hương này xin Phật ngự
Chứng cho đệ tử truyền Thiền tông này.
KHAI LỄ TRUYỀN THIỀN TÔNG:
Thiền hoa nở tại Linh Sơn
Pháp thiền cao quý, tuyệt hơn ngọc vàng
Trải qua khắp chốn gian nan
Đi qua khắp nước hiện an nơi này.
Con hãy nghe dạy của Thầy
Tìm nhiều phương cách, thiền đây lưu truyền
Hôm nay họ Bồ có duyên
Nhận được nguồn thiền, chỉ riêng một mình.
Ma ông biết được lặng thinh
Những việc trong Tánh, Phật làm mà thôi
Thầy nay, xác nhận phải rồi
Không theo Luân hồi, vật lý phải xa.
Tất cả những vị ngộ ra
Chính tâm thanh tịnh Thích Ca lưu truyền
Hôm nay con có đại duyên
Nhận được Nguồn thiền của Phật Thích Ca.
Theo như lời dạy Thích Ca
Hễ ai nhận được Thích Ca dạy thiền
Vị đó là người đủ duyên
Phải được truyền thiền để làm lòng tin.
Tại nơi, Hoàng Cung Hiển Linh
Chính thức truyền thiền chứng nhận cho con
Con nên giữ lấy trong lòng
Thầy truyền Bồ Đề làm Tổ tiếp theo.
Vượt qua bể khổ hiểm nghèo
Chỉ cần thanh tịnh, giàu nghèo màng chi
Con phải cố gắng truyền đi
Nhiều người hiểu được, thiền thì dài lâu.
Thiền tông không cần nguyện cầu
Chỉ cần thanh tịnh, bể dâu không màng
Tâm mình thanh tịnh bình an
Vượt qua bể khổ để về nhà xưa.
Thiền tông không cần sớm trưa
Chỉ cần thanh tịnh, không ưa Niết bàn
Được vậy, là được bình an
Luân hồi sanh tử, buộc ràng phải thôi.
Con nay đã ngộ được rồi
Thầy cấp chứng nhận, ngộ rồi thiền Thanh
Con nay không phải đua tranh
Pháp thiền Thanh tịnh, dành người ngộ ra.
Hôm nay, thay Phật Thích Ca
Chính thức truyền thiền, Đạt Ma nhận thiền
Con phải cố gắng giữ riêng
Để về nhà cũ chỉ riêng từng người.
Buổi lễ hôm nay thật tươi
Người trong Hoàng tộc, tươi cười chúc vang
Bồ Đề Hai Tám bình an
Vì được Bát Nhã truyền sang pháp thiền.
Thiền tông quả thật linh thiêng
Bồ Đề nhận thiền đem đến phương Đông
Nhiều người xứ ấy ngóng trông
Pháp thiền tuyệt quý, do con giữ gìn.
Con nay nhận lấy, lặng thinh
Không thể nói được, tự mình biết thôi
Xuống thuyền vượt biển ra khơi
Khi gặp người muốn buông lời trình ra.
Ở trong Huyền ký Thích Ca
Đã nói thật rõ, cao xa pháp thiền
Con đi mong được bình yên
Khi nào trao được, truyền thiền là xong.
Khi Tổ Bát Nhã Đa La vừa đọc xong 52 câu kệ truyền Thiền tông cho Ngài Bồ Đề Đạt Ma xong, Nhà vua và Hoàng hậu cũng như những người trong Hoàng tộc hết sức vui mừng. Riêng Đức vua Bồ Đề Anh Đa, đứng lên cám ơn Tổ Bát Nhã Đa La và đọc lên bài thơ 24 câu tiễn con và đoàn tuỳ tùng xuống thuyền về phương Đông như sau:
Thiền tông khởi đến phương Đông
Giúp người Giác ngộ Thiền tông Phật truyền
Con đi mong được bình yên
Mau mau tìm người chuyển riêng pháp thiền.
Mẹ cha gần sắp quy Thiên
Con dẫn Nguồn thiền, của Phật Thích Ca
Mẹ cha nay tiễn con ra
Bến sông Nhật Quý, để ra biển trời.
Cha mẹ dạy con mấy lời
Không được phụ lời của Đấng Từ Bi
Thiền tông Bí mật diệu kỳ
Phải truyền cho được người trì phương Đông.
Dù cho gian khổ long đong
Cũng phải một lòng truyền thiền Thích Ca
Cha đọc Huyền ký hiểu ra
Lời dạy Phật Đà, sau rốt là con.
Nước Ấn từ nay không còn
Pháp thiền Thanh tịnh không còn ở đây
Trước đi phải tạ ơn Thầy
Cùng là Cha Mẹ, tại đây xa lìa.
Cha Mẹ sẽ về bên kia
Các con ở lại, truyền kia Phật Đà
Con phải nghe lời Thích Ca
Làm tròn sứ mạng Mẹ Cha vui mừng.
Khi Đức vua đọc 24 câu thơ, tiễn Ngài Bồ Đề Đạt Ma dẫn Nguồn Thiền tông về phương Đông xong, ai ai cũng ngậm ngùi và khóc.
Chúng tôi xin nói vài nơi, mà Tổ sư Bồ Đề Đạt Ma dẫn mạch nguồn Thiền tông đi qua:
Đầu tiên, tại bến Nhật Quý, sông Hằng, xuôi ra biển Đông Nam nước Ấn, cập thuyền vào cực Bắc nước Tích Lan, trực chỉ qua eo biển Malacca; vào đảo Côn Sơn Việt Nam, trực chỉ vào huyện Duyên Hải, tỉnh Trà Vinh, ghé Vũng Tàu, Nha Trang, Quy Nhơn, Thừa Thiên Huế, Việt Nam; rồi trực chỉ vào cực Nam đảo Hải Nam nước Trung Hoa, ngược dòng sông Trường Giang vào Hoàng thành nước Lương, do vua Lương Võ Đế làm chủ; rời nước Lương đến chùa Thiếu Lâm ở Bắc Nguỵ, ở đây suốt 9 năm, sau cùng truyền “Bí mật Thiền tông” lại cho ông Chu Thần Quang, pháp danh là Huệ Khả làm Tổ sư Thiền tông đời thứ Hai Mươi Chín.
TRÍCH: CUỘC ĐỜI VÀ NGỘ ĐẠO CỦA 36 VỊ TỔ SƯ THIỀN TÔNG ẤN ĐỘ - TRUNG HOA - VIỆT NAM (QUYỂN 8)
TÁC GIẢ: THIỀN GIA – SOẠN GIẢ NGUYỄN NHÂN
Tin cùng loại
|SĐTT| 11. VUA TRẦN NHÂN TÔNG DẠY CON CÁCH GIỮ NƯỚC, CÔNG THỨC GIẢI THOÁT...
|SĐTT| 10. HUYỀN KÝ CỦA ĐỨC PHẬT TRUYỀN THEO DÒNG THIỀN TÔNG
|SĐTT| 9. SÁCH TRẮNG THIỀN TÔNG
|SĐTT| 8. CUỘC ĐỜI VÀ NGỘ ĐẠO CỦA 36 VỊ TỔ SƯ THIỀN TÔNG ẤN ĐỘ - TRUNG HOA - VIỆT NAM
|SĐTT| 7. ĐỨC PHẬT DẠY TU THIỀN TÔNG
|SĐTT| 6. HUYỀN KÝ CỦA ĐỨC PHẬT VÀ NHỮNG VỊ NGỘ THIỀN
|SĐTT| 5. KHAI THỊ THIỀN TÔNG
|SĐTT| 4. NHỮNG CÂU HỎI VỀ THIỀN TÔNG 2
|SĐTT| 3. HÀNH ĐÚNG LỜI ĐỨC PHẬT DẠY CHẮC CHẮN ĐƯỢC GIẢI THOÁT
|SĐTT| 2. NHỮNG CÂU HỎI VỀ THIỀN TÔNG 1
Tin liên quan
▶︎ |TSTT| VỊ TỔ SƯ THIỀN TÔNG ĐỜI THỨ BA MƯƠI SÁU
▶︎ |TSTT| VỊ TỔ SƯ THIỀN TÔNG ĐỜI THỨ BA MƯƠI LĂM
▶︎ |TSTT| VỊ TỔ SƯ THIỀN TÔNG ĐỜI THỨ BA MƯƠI BỐN
▶︎ |TSTT| VỊ TỔ SƯ THIỀN TÔNG ĐỜI THỨ BA MƯƠI BA
▶︎ |TSTT| VỊ TỔ SƯ THIỀN TÔNG ĐỜI THỨ BA MƯƠI HAI
▶︎ |TSTT| VỊ TỔ SƯ THIỀN TÔNG ĐỜI THỨ BA MƯƠI MỐT
▶︎ |TSTT| VỊ TỔ SƯ THIỀN TÔNG ĐỜI THỨ BA MƯƠI
▶︎ |TSTT| VỊ TỔ SƯ THIỀN TÔNG ĐỜI THỨ HAI MƯƠI CHÍN
▶︎ |TSTT| VỊ TỔ SƯ THIỀN TÔNG ĐỜI THỨ HAI MƯƠI TÁM
▶︎ |TSTT| VỊ TỔ SƯ THIỀN TÔNG ĐỜI THỨ HAI MƯƠI BẢY
Top
© 2019 TỔ SƯ THIỀN TÔNG . All rights reserved