Menu
Trang chủ
Sách nghe - đọc
SÁCH NÓI THIỀN TÔNG
SÁCH ĐỌC THIỀN TÔNG
Video
GIẢI ĐÁP
GIẢI ĐÁP 2024
GIẢI ĐÁP 2023
GIẢI ĐÁP 2022
GIẢI ĐÁP 2021
GIẢI ĐÁP 2020
GIẢI ĐÁP 2019
GIẢI ĐÁP 2018
GIẢI ĐÁP 2017
DIỄN ĐÀN
DIỄN ĐÀN 2018
DIỄN ĐÀN 2019
TRUYỀN THIỀN
TRUYỀN THIỀN 2022
TRUYỀN THIỀN 2020
TRUYỀN THIỀN 2019
MẠCH NGUỒN THIỀN TÔNG
Hỏi - Đáp
GIẢI ĐÁP THIỀN TÔNG ĐẶC BIỆT
HỎI ĐÁP THIỀN TÔNG
HỎI ĐÁP - TUYỆT MẬT
NHÓM NHÂN DÂN LÀM CHỦ
36 vị tổ và thơ
36 VỊ TỔ SƯ THIỀN TÔNG
THƠ HAY THIỀN TÔNG
Hình ảnh
Thơ -kệ ngộ Thiền
Sức khỏe
Thế dục dưỡng sinh
Cẩm nang ăn uống
Chữ giải đáp
Chữ Giải đáp 2022
Tô Thị Thu Hoài
Kính thưa Bác Nguyễn Nhân, con là Phật tử Tô Thị Thu Hoài – 39 tuổi, cu ngụ Biên Hòa, Đồng Nai.
Lời đầu tiên, con xin kính chúc Bác luôn luôn khỏe mạnh, để còn giải đáp thắc mắc cho các Phật tử gần xa, hiểu rõ về pháp môn Thiền tông học, cũng là Tinh hoa của Đạo Phật!
Hôm nay con có 9 câu hỏi, xin Bác giải đáp thắc mắc giúp con ạ!
play / Pause
0:00
0:00
volume
Câu hỏi 1: Ý nghĩa câu Ngộ Bổn lai tư đồ, truyền pháp cứu mê tình, nhất hoa khai ngũ diệp, kết quả tự nhiên thành
Câu hỏi 1: Xin Bác giải thích ý nghĩa 4 câu:
Ngộ bổn lai tư đồ.
Truyền pháp cứu mê tình.
Nhất hoa khai ngũ diệp.
Kết quả tự nhiên thành.
Bác Nguyễn Nhân trả lời:
Bác giải thích ý nghĩa 4 câu này:
Ngộ bổn lai tư đồ: Hiểu xưa nay Tánh Phật.
Truyền pháp cứu mê tình: Truyền pháp chân thật cứu người mê lầm.
Nhất hoa khai ngũ diệp: Một hoa nở 5 cánh.
Kết quả tự nhiên thành: Thấy hoa nở biết mình có tánh Phật. Tạo Công đức, mang trở về Phật giới, tự nhiên thành Phật.
play / Pause
0:00
0:00
volume
Câu hỏi 2: Đức Phật có dạy cầu siêu, cầu an không?
Câu hỏi 2: Thưa Bác, Hoài bảo của Đức Phật lập ra đạo, mục đích sau cùng là Giác ngộ và Giải thoát. Cớ sao con thấy có chùa ở quận 10, TP.HCM mang tên là Giác Ngộ. Mà lại tổ chức cầu siêu cho người chết vì covid. Vậy cho con xin hỏi Bác: Đức Phật có dạy cầu siêu, cầu an không ạ?
Bác Nguyễn Nhân trả lời:
Câu này cháu hỏi có 2 ý:
Ý 1: Cớ sao chùa ở quận 10, TP.HCM mang tên là Giác Ngộ, lại tổ chức cầu siêu cho Người chết vì covid.
Đây là ý tốt của chùa này.
Ý 2: Thời Đức Phật có dạy cầu, nhưng cầu cho mình tu gặp được pháp môn Giác Ngộ và Giải Thoát, của Đức Phật dạy. Chứ không cầu các việc khác.
play / Pause
0:00
0:00
volume
Câu hỏi 3: Đường về Phật Giới có Bí kíp nào nữa không?
Câu hỏi 3: Thưa Bác, phần giải đáp trước, con có nghe Bác nói, Bí kíp về Phật Giới. Những gì Bác nói ra thì con đã hiểu. Như vậy cho con hỏi Bác, đường trở về Phật Giới còn Bí kíp nào mà Bác chưa nói ra không ạ, nếu còn thì Bí kíp nào nữa ạ? Con cảm ơn Bác nhiều.
Bác Nguyễn Nhân trả lời:
Đường trở vể Phật Giới không có Bí Kíp. Bí Kíp là những gì mà Đức Phật dạy sự thật ở Trái Đất này, không nói ra cho Đại chúng biết, gọi là Bí Kíp.
play / Pause
0:00
0:00
volume
Câu hỏi 4: Người học Thiền Tông phải sống như thế nào cho đúng
Câu hỏi 4: Thưa Bác, Người học Thiền Tông, ngoài tạo Công đức, học thuộc lời dặn dò đường trở về Phật Giới, sống một cách bình thường. Không tưởng tượng. Không thêu dệt. Không cầu cúng. Không sát sanh, con hiểu như vậy có đúng không ạ?
Bác Nguyễn Nhân trả lời:
Câu này cháu hiểu như vậy là rất đúng.
play / Pause
0:00
0:00
volume
Câu hỏi 5: Giải thích Ngũ ấm xí thạch khổ
Câu hỏi 5: Thưa Bác ! Ngũ ấm xí thạch khổ. Ví dụ: Sắc ấm, Thọ ấm, Tưởng ấm, Hành ấm và Thức ấm. Xin Bác giải thích từng ấm một, cho con được hiểu ạ? Con cảm ơn Bác.
Bác Nguyễn Nhân trả lời:
Ngũ ấm xí thạch khổ, gồm:
Sắc ấm: Có thân thì phải khổ vì Thân!
Thọ ấm: Nhận vô thân, thì thân phải giữ, khổ cho thân!
Tưởng ấm: Thân Tưởng mà không thực hiện được, là thân phải khổ!
Hành ấm: Thân làm được, thì thân phải khổ lo giữ. Không làm được, càng khổ hơn!
Thức ấm: Thân biết được, mà không làm được, thân còn khổ vạn lần!
play / Pause
0:00
0:00
volume
Câu hỏi 6: Giải thích Oán tắc hội khổ
Câu hỏi 6: Oán tắc hội khổ. Xin Bác giải thích bốn từ này ạ? Con cảm ơn Bác.
Bác Nguyễn Nhân trả lời:
Oán ghét người khác đủ điều. Cái khổ gia tăng mười lần khổ thường!
play / Pause
0:00
0:00
volume
Câu hỏi 7: Kinh Pháp Bảo Đàn của dịch giả Thích Nữ Trí Hải về công đức là đúng hay không?
Câu hỏi 7: Thưa Bác! Trong Kinh Pháp Bảo Đàn, của dịch giả Thích nữ Trí Hải. Có đoạn “Niệm niệm không gián đoạn, là Công. Tám thức hành tánh bình trực, là Đức. Tự tu tánh, là Công. Tự tu thân, là Đức”. Như vậy cho con xin hỏi, mấy câu trên có đúng không ạ? Con cảm ơn Bác.
Bác Nguyễn Nhân trả lời:
Câu này, dịch giả Thích nữ Trí Hải không biết Công đức là gì, nên mới nói như vậy. Chữ Công đức này, Tiến sĩ Phật học còn không biết, huống chi là một dịch giả bình thường. Công đức này chỉ có chùa Thiền Tông Tân Diệu cho công bố pháp môn Thiền Tông ra, thì người tu mới biết Công đức là gì, mà thôi.
play / Pause
0:00
0:00
volume
Câu hỏi 8: Giải thích Vô sở đắc mà đắc, thế nào là bi?
Câu hỏi 8: Xin Bác giải thích hai ý: Vô sở đắc mà đắc. Thế nào là bi? Con cảm ơn Bác.
Bác Nguyễn Nhân trả lời:
Bác giải thích hai ý:
Vô sở đắc mà đắc: Tức không được mà được. Tu trở về Phật Giới không đắc gì cả, mà được thành Phật.
Thế nào là bi: Chữ bi này là ưu bi khổ não!
play / Pause
0:00
0:00
volume
Câu hỏi 9: Người tự xưng và muốn cướp pháp môn Thiền Tông là do tham và kiến chấp phải không?
Câu hỏi 9: Thưa Bác! Theo con được biết, hiện nay có rất nhiều thế lực chống phá Thiền Tông, muốn dẹp bỏ pháp môn này. Những người tìm đủ mọi cách để chứng tỏ, họ là tác giả của đạo Phật Khoa Học Thiền Tông, còn tự xưng mình được Đức Phật bắn điện từ; giao phó để nối tiếp dòng Thiền Tông. Vậy cho con xin hỏi Bác, những dạng người này có lòng tham và kiến chấp quá mức phải không ạ? Con cảm ơn Bác nhiều.
Bác Nguyễn Nhân trả lời:
Trong tánh Người có 16 thứ tánh. Người nào sử dụng tánh Tham nhiều quá, thì đi chiếm lấy của Người khác, đây là lẽ tự nhiên. Còn Người nào sử dụng tánh Ác nhiều quá, thì dẹp bỏ của Người khác, đây là lẽ bình thường. Còn Người nào thích danh nhiều quá, thì xưng đủ thứ danh trên đời, đây là lẽ đương nhiên.
TRÍCH: GIẢI ĐÁP ĐẠO PHẬT KHOA HỌC VẬT LÝ THIỀN TÔNG VIỆT NAM NGÀY 21/01/2022.
ĐÁ MÃO NHIỆT VƯƠNG?
CÔNG ĐỨC - PHƯỚC ĐỨC - ÁC ĐỨC ?
TU THÀNH A LA HÁN ĐÃ GIẢI THOÁT ?
MỤC KIỀN LIÊN CỨU MẸ TỪ ĐỊA NGỤC ?
HAI DẠNG NGƯỜI TU THEO THIỀN TÔNG ?
Tags:
Tổ sư thiền tông
36 vị tổ sư thiền tông
thiền tông
đạo phật thiền tông
đạo phật khoa học vật lý thiền tông
tinh hoa đạo phật
Tin cùng loại
Vũ Ngọc Anh
Trần Thị Diễm Tuyền
Trần Lam
Nhóm Phật tử Thiền Tông Mỹ Phước – Bình Dương
Nguyễn Đức Thành
Nguyễn Việt Đức
Nguyễn Thị Điệp
Nguyễn Thị Thùy Trang (phần 2)
Nguyễn Thị Thùy Trang
Nguyễn Thị Tâm (phần 2)
Top
© 2019 TỔ SƯ THIỀN TÔNG . All rights reserved