Menu
Trang chủ
Sách nghe - đọc
SÁCH NÓI THIỀN TÔNG
SÁCH ĐỌC THIỀN TÔNG
Video
GIẢI ĐÁP
GIẢI ĐÁP 2024
GIẢI ĐÁP 2023
GIẢI ĐÁP 2022
GIẢI ĐÁP 2021
GIẢI ĐÁP 2020
GIẢI ĐÁP 2019
GIẢI ĐÁP 2018
GIẢI ĐÁP 2017
DIỄN ĐÀN
DIỄN ĐÀN 2018
DIỄN ĐÀN 2019
TRUYỀN THIỀN
TRUYỀN THIỀN 2022
TRUYỀN THIỀN 2020
TRUYỀN THIỀN 2019
MẠCH NGUỒN THIỀN TÔNG
Hỏi - Đáp
GIẢI ĐÁP THIỀN TÔNG ĐẶC BIỆT
HỎI ĐÁP THIỀN TÔNG
HỎI ĐÁP - TUYỆT MẬT
NHÓM NHÂN DÂN LÀM CHỦ
36 vị tổ và thơ
36 VỊ TỔ SƯ THIỀN TÔNG
THƠ HAY THIỀN TÔNG
Hình ảnh
Thơ -kệ ngộ Thiền
Sức khỏe
Thế dục dưỡng sinh
Cẩm nang ăn uống
Chữ giải đáp
Chữ Giải đáp 2022
Trần Thị Diễm Tuyền
Con có 10 câu hỏi mong Bác trả lời giúp con ạ
play / Pause
0:00
0:00
volume
Câu hỏi 01: Có phải pháp môn Thiền tông là Phật thừa Phật dạy trong kinh Pháp Hoa?
Câu hỏi 01: Trong kinh Pháp Hoa, phẩm Phương Tiện, Đức Phật nói với ông Xá Lợi Phất:
Xá Lợi Phất! Các ông nên một lòng tin hiểu, thọ trì lời Phật dạy. Lời của Như Lai nói không hư vọng, không có một thừa nào khác, chỉ có một Phật thừa thôi.
Dạ thưa Bác, Đức Phật dạy các phương tiện, cũng như 6 pháp môn. 5 pháp môn đầu cũng có thành tựu nhưng chỉ thành tựu trong vật lý, không về Phật giới, chỉ có pháp môn thứ 6 là về Phật giới. Vậy, có phải pháp môn thứ 6, là pháp môn mà Đức Phật đã khẳng định trong kinh Pháp Hoa “chỉ có 1 Phật thừa mà thôi”. Đây mới đúng là cốt tủy của đạo Phật không ạ?
Bác Nguyễn Nhân trả lời:
Đức Phật đã khẳng định nơi kinh Diệu Pháp Liên Hoa rằng:
Như Lai dạy Phật thừa mới Giác ngộ và Giải thoát được mà thôi.
Vì kinh Diệu Pháp Liên Hoa phổ biến ra, có quá nhiều Người chửi cho là Tà đạo!
Vì kinh Diệu Pháp Liên Hoa phổ biến ra, có quá nhiều Người cho là của bọn Ma Vương! Nên Đức Phật có dạy thêm câu: Người chửi Như Lai, tội không nặng bằng, khinh chê kinh Diệu Pháp Liên Hoa. Vì vậy, chúng ta tu theo kinh Diệu Pháp Liên Hoa, hãy thận trọng: Đừng khinh hay chê kinh Diệu Pháp Liên Hoa này, mà vào Hầm Lửa Lớn đó!
Pháp Hoa là thấy cành hoa
Nhận ra Phật tánh, là ta ngộ Thiền
Thiền Tông là Nhất Tự Thiền
Đưa Người Công đức về Miền Quê xưa.
Thiền Tông không nệ sớm trưa
Người có Công đức là về được ngay
Thế giới Vật chất Trần ai
Hễ tu, là phải vào ngay Luân hồi.
Tu Thiền mà tu đúng rồi
Là bị Nhân quả, hết rồi về Quê
Muốn về Quê, cố gắng về
Nếu có Công đức, về Quê được liền.
Thế giới Vật chất linh thiêng
Đừng dính, đừng mắc, linh thiêng làm gì
Thế giới Vật chất Sân Si
Nếu có Công đức, là đi về Nguồn.
play / Pause
0:00
0:00
volume
Câu hỏi 02: Đức Phật làm Hoa tiêu bằng cách phóng hào quang giữa 2 chân mày phải không?
Câu hỏi 02: Dạ thưa Bác, con thấy trong kinh Pháp Hoa, khi Đức Phật phóng Hào Quang, đều phát ra ở nơi tướng lông trắng giữa 2 chân mày. Vậy khi Đức Phật làm hoa tiêu rước tánh Phật trở về Phật giới, có phải cũng là Hào Quang phát ra từ giữa 2 chân mày, rọi từ ngoài Trái đất không, thưa Bác?
Bác Nguyễn Nhân trả lời:
Tất cả các vị Phật phóng Hào Quang ra, đều phóng ra ở “Lục Ấn Đường”, tức 6 lỗ giữa 2 chân mày, gồm:
Một là, Phật nhãn. Hai là, Huệ nhãn. Ba là, Pháp nhãn. Bốn là, Thiên nhãn. Năm là, Thần nhãn. Sáu là, Thánh nhãn. Đều ở Lục Ấn Đường này hết.
play / Pause
0:00
0:00
volume
Câu hỏi 03: Người bị vào Hầm Lửa Lớn ăn gì?
Câu hỏi 03: Người bị mang trọng tội xuống hầm lửa lớn, sẽ được ăn không, thưa Bác? Nếu được ăn, thì ăn thức ăn gì, thưa Bác?
Bác Nguyễn Nhân trả lời:
Người bị trọng tội chỉ ở Địa Ngục. Người bị Siêu Nhân quả, bị vào Hầm Lửa Lớn. Thức ăn của họ là Lửa!
play / Pause
0:00
0:00
volume
Câu hỏi 04: Bài kệ của Lục Tổ Huệ Năng - Ngột ngột bất tu thiền là ý gì?
Câu hỏi 04: Khi Lục Tổ Huệ Năng gần viên tịch, ngài có làm bài kệ:
“Ngột ngột bất tu thiền
Đằng đằng bất tạo ác
Tịch tịch đoạn kiến văn
Đản đản tâm vô trước”
Dạ thưa Bác, ý của Lục Tổ trong bài thơ này là gì ạ?
Bác Nguyễn Nhân trả lời:
Ý 4 câu này, Lục Tổ dạy như sau:
1. Nhất định không tu Thiền, mà bị nghiệp.
2. Giữ vững không làm ác, mà bị nghiệp.
3. Yên lặng không nhìn chữ.
4. Để Tâm yên lặng, không khởi niệm.
Phần này, Đức vua Trần Nhân Tông có họa bài kệ:
Thiền Tông nhất định không tu
Không dính, không mắc, là tu đấy mà
Không cần kinh sách viết ra
Để Tâm Thanh tịnh, là ra Luân hồi.
play / Pause
0:00
0:00
volume
Câu hỏi 05: Sao chỉ người có Công đức vô lượng mới được Phật phân thân rước về?
Câu hỏi 05: Dạ thưa Bác, tại sao người có Công đức, Phước đức bằng nhau và người có Công đức ít thì Đức Phật không phân thân về Trái đất rước về Phật giới, mà chỉ có Công đức vô lượng mới được Phật phân thân vô Trái đất rước về ạ?
Bác Nguyễn Nhân trả lời:
Phần này như ở Thế gian:
Học sinh nào thi đỗ Thủ Khoa, thì mới được danh dự này. Dân Làng rước về.
Học sinh nào thi đỗ thường, thì tự đi về, không ai rước.
play / Pause
0:00
0:00
volume
Câu hỏi 06: Người như thế nào mới tạo được Công đức vô lượng?
Câu hỏi 06: Thưa Bác, 1 người từ Phật giới vào Trái đất mượn thân và tánh con người phải luân hồi, lăn lộn như thế nào, thì mới có đủ khả năng, tạo được Công đức vô lượng ạ? Còn Công đức, Phước đức bằng nhau và Công đức ít, có phải là do lăn lộn ít hay sao Bác?
Bác Nguyễn Nhân trả lời:
Mỗi tánh Phật vào Trái đất, phải bị Nhân quả Luân hồi ở Trái đất và Tam giới, ít nhất là 5 hay 6 Trái đất, mới có cơ may gặp được công thức Giải thoát, trở về Phật giới. Còn Công đức vô lượng, một triệu tánh Phật trở về Phật giới, may lắm mới có 1 tánh Phật tạo được mà thôi. Còn Công đức, Phước đức bằng nhau hay Công đức ít, là tùy theo tánh của mỗi Người.
play / Pause
0:00
0:00
volume
Câu hỏi 07: Cách kiểm chứng Thầy tu thật hay giả?
Câu hỏi 07: Dạ thưa Bác, có Người nói Thiền Tông là không có văn tự, không một lời để Thuyết, chỉ có Tâm truyền Tâm; còn Thiền Tông của Bác viết tới 11 quyển sách, thì nghe lạ quá. Dạ thưa Bác, người này có ý nói Bác truyền Thiền Tông như vậy không đúng kiểu "Tâm truyền Tâm" Bác có thể trả lời câu thắc mắc này được không ạ?
Bác Nguyễn Nhân trả lời:
Mở đầu, Đức Phật dạy Pháp môn Thiền Tông bằng câu:
"Bất lập Văn tự" , tức không viết bằng Văn tự;
"Giáo ngoại biệt truyền" Pháp môn Giải Thoát này phải đặc biệt truyền riêng;
"Trực chỉ Chân Tánh" Đức Phật chỉ thẳng Tánh Phật của mỗi Người;
"Kiến Tánh thành Phật" Người nào thấy bằng Tánh Phật của mình thì mới thành Phật được.
Còn “Tâm truyền Tâm” đây là của 5 Pháp môn dụng công tu hành có Chứng và có Đắc, theo Quy luật Nhân quả Luân hồi của Vậy lý, không Giải Thoát được; tức không trở về Phật Giới được.
Nói rõ hơn: Truyền Tâm Ấn, là truyền kinh nghiệp của Thày, truyền cho Đệ tử. Còn Truyền "Bí Mật Thiền Tông" là truyền những lời Bí Mật của Đức Phật dạy cho hậu thế.
Người nào nhận được Quyển "Giáo lý Đạo Phật Khoa học Vật Lý Thiền Tông Việt Nam" cũng gọi là “Kinh Vô Tự” của Đức Phật bí mật truyền theo dòng Thiền Tông do 36 vị Tổ Thiền Tông Ấn Độ - Trung Hoa và Việt Nam truyền cho hậu thế thì Người này mới có Tài liệu đủ tư cách đứng ra "Truyền Bí Mật Thiền Tông" cho Người sau.
Để kiểm chứng Người này thật hay giả bằng cách là:
Một: Các vị Thầy tu lâu năm chứng được Tha Tam Thông; kiểm tra Người này bằng những câu hỏi về Đạo Phật; nếu Người này không trả lời được là Giả, còn trả lời được là Thật.
Hai: Các vị Thầy tu có bằng Tiến sỹ Đạo Phật; kiểm tra Người này bằng những câu hỏi học thức cao tột của Đạo Phật; nếu Người này trả lời không được là Giả, còn trả lời được là Thật.
Vì sao phải kiểm tra như vậy? vì Trái Đất này là Thế Gian nên nhiều Người gian manh xảo trá lắm.
Có Thầy tu theo Đạo Phật, được 80 năm, đi học 60 Trường Hạ; Có người hỏi Đức Phật dạy tu để được gì? không trả lời được; đây là Thầy Giả 100%.
Có Thầy tu theo Đao Phật tuyên bố đắc Đạo; Có Người hỏi Đức Phật dạy Giác Ngộ là gì? không biết; đây là Thầy Giả 100%.
Có Thầy tu theo Đạo Phật tuyên bố là Thiền Sư; Có Người hỏi Đức Phật dạy Giải Thoát Công thức Tu làm sao? không hiểu; đây là Thầy Giả 100%.
Có Thầy tu theo Đạo Phật học đến Tiến Sỹ Phật học, Có Người hỏi Niết Bàn là gì? Trả lời là không biết; đây là Thầy Giả 100%...
Vì vậy, Cháu muốn kiểm tra Bác là người "Truyền Bí Mật Thiền Tông" Giả hay Thật; Cháu nên tình nhưng câu Kinh nào Bí yếu trong đạo Phật; hỏi Bác; nếu Bác trả lời không được; thì Bác là Người "Truyền Bí Mật Thiền Tông" Giả.
Còn nếu Cháu muốn chắc ăn, Cháu tìm những vị Cao Tăng tu hành thành Thánh A La Hán đến hỏi Bác. Nếu Bác trả lời không được thì Bác là Giả. Vạch mặt Bác là Người "Truyền Bí Mật Thiền Tông" Giả.
Cháu cố gắng tìm, chúc Cháu tìm được nhiều vị Thánh Tăng và Tiến Sỹ Phật học đến hỏi vạch mặt Bác là cụ gì, Truyền Bí Mật Thiền Tông Giả, thì Cháu được thưởng 10 triệu đồng Việt Nam.
play / Pause
0:00
0:00
volume
Câu hỏi 08: Pháp môn Đáo Bỉ Ngạn của Đại sư Thượng Huệ Hạ Nhật?
Câu hỏi 08: Dạ thưa Bác, trước kia con có đọc 1 quyển sách có tựa đề là ”Pháp môn Đáo Bí Ngạn” của đại sư “Thượng Huệ Hạ Nhật” hệ phái Khất sĩ Bắc tông là vị sư đã quá cố, ở chùa Linh Quang tịnh xá, quận 4. Sách có dạy cách niệm Phật như sau: Niệm cho đến khi tâm con không thương không ghét, không sạch không dơ, không sanh không diệt. Lòng trong sạch, sáng suốt như hư không, trùm khắp cả muôn loài vạn vật, đồng như Phật vậy!... Khi niệm phải lóng tai nghe, xem ai đang niệm Phật, biết rõ tiếng niệm Phật phát ra từ đâu? Rồi tìm vị thầy nào minh bạch được chỗ thấy biết đó, mà học. Con đã âm thầm hơn 10 năm, để tìm thầy giải đáp thắc mắc đó. Đến khi con đọc sách của Bác, con đã hiểu được cách niệm Phật này, chính là cách niệm làm sao, để thấy rõ ràng trong tự nhiên thanh tịnh, tức nhận ra được tánh Phật chân thật của mình và làm sao để được sống với tánh Phật ấy. Và chỉ có trở về Phật giới, mới sống được với cái tánh Phật không sanh không diệt, không sạch không dơ, như vị đại sư viết trong sách. Con hiểu như vậy có đủ chưa Bác?
Bác Nguyễn Nhân trả lời:
Quyển sách có tựa đề là ”Pháp Môn Đáo Bí Ngạn” của Đại sư Thượng Huệ Hạ Nhựt, hệ phái Khất sĩ Bắc tông là vị Sư đã quá cố chùa Linh Quang Tịnh xá, quận 4. Sách có dạy cách niệm Phật như sau: Niệm cho đến khi Tâm con không thương không ghét, không sạch, không dơ, không sanh không diệt. Lòng trong sạch, sáng suốt như hư không, trùm khắp cả muôn loài vạn vật, đồng như Phật vậy! Khi niệm phải lóng tai nghe, xem ai đang Niệm Phật đó. Biết rõ tiếng Niệm Phật phát ra từ đâu?
Đây là lối tu của các vị Thầy tu phái Bắc Tông, pha với Tịnh Độ Tông. Pháp môn này, tu thật niêm mật, chứng được quả vị Thánh Thanh tịnh. Mà các Ngài gọi là tu chứng Thánh.
Còn Thiền Tông không tu, nên không chứng cái gì cả. Mà tu Thiền Tông để trở về Quê cũ, thành Phật. Để không còn bị : Sinh – Già – Bệnh – Chết nữa, chỉ đơn giản vậy thôi.
play / Pause
0:00
0:00
volume
Câu hỏi 09: Sao Long Nữ đọc được kinh Vô Tự?
Câu hỏi 09: Quyển Giáo lý Đạo Phật Khoa học Thiền Tông là Kinh Vô Tự, vậy sao Long Nữ đọc ra chữ được? Vô tự không có văn tự, chữ viết. Vậy Long Nữ nhìn bằng mắt gì, mà chữ viết hiện ra ạ?
Bác Nguyễn Nhân trả lời:
Quyển Giáo lý Đạo Phật Khoa học Vật lý Thiền Tông Việt Nam, cũng gọi là Kinh Vô Tự. Là quyển kinh, Đức Phật viết chữ rất nhỏ, chỉ thấy lằn mực thật nhỏ, không thấy chữ. Long Nữ sử dụng kính Lúp phóng đại ra, nên Long Nữ nhìn thấy được chữ, rồi viết lại.
play / Pause
0:00
0:00
volume
Câu hỏi 10: Vào nhà Như Lai, mặc áo Như Lai, ngồi toà Như Lai nghĩa là gì?
Câu hỏi 10: Dạ thưa Bác, trước kia con nghe nói: Vào nhà Như Lai, mặc áo Như Lai, ngồi tòa Như Lai, là 3 đức tính, 3 điều kiện, để đọc tụng Kinh Pháp Hoa, đạt được viên mãn, rốt ráo.
Vào nhà Như Lai là: tượng trưng của tính từ bi.
Mặc áo Như Lai là tượng trưng tính Nhẫn nhục.
Ngồi tòa Như Lai là an trú trong pháp Chân không.
Con thấy cách lý giải này chưa rốt ráo.
Mong Bác giải đáp cho chúng con câu: Vào nhà Như Lai, mặc áo Như Lai, ngồi tòa Như Lai, cho chúng con được rõ thông ạ?
Bác Nguyễn Nhân trả lời
:
Vào Nhà Như Lai, là nhà Thanh tịnh.
Mặc Áo Như Lai, là áo Trí tuệ, sáng suốt, việc gì cũng biết.
Ngồi Tòa Như Lai, gọi là Tòa Chân Như. Tức Tòa Chân thật.
Người nào ngồi Tòa Như Lai, mà Người hỏi Đạo trả lời không được, thì bị Người hỏi đạp rớt xuống Tòa Như Lai, đó.
TRÍCH: ĐẠO PHẬT KHOA HỌC VẬT LÝ THIỀN TÔNG VIỆT NAM NGÀY 27/02/2022
VỊ PHẬT CÓ GIÚP TẠO CÔNG ĐỨC?
THIỀN TÔNG NHẤT ĐỊNH KHÔNG TU?
CÁCH TẠO CÔNG ĐỨC VÔ LƯỢNG?
KIỂM CHỨNG THẦY TU THẬT – GIẢ?
ĐẠO PHẬT LẬP RA Ở TRÁI ĐẤT NÀY RẤT KHÓ?
QUYỂN GIÁO LÝ ĐẠO PHẬT KHOA HỌC VẬT LÝ THIỀN TÔNG VIỆT NAM, CÓ GÌ ĐẶC BIỆT?
Tags:
Tổ sư thiền tông
36 vị tổ sư thiền tông
thiền tông
đạo phật thiền tông
đạo phật khoa học vật lý thiền tông
tinh hoa đạo phật
Tin cùng loại
Vũ Ngọc Anh
Trần Lam
Tô Thị Thu Hoài
Nhóm Phật tử Thiền Tông Mỹ Phước – Bình Dương
Nguyễn Đức Thành
Nguyễn Việt Đức
Nguyễn Thị Điệp
Nguyễn Thị Thùy Trang (phần 2)
Nguyễn Thị Thùy Trang
Nguyễn Thị Tâm (phần 2)
Top
© 2019 TỔ SƯ THIỀN TÔNG . All rights reserved