Menu
Trang chủ
Sách nghe - đọc
SÁCH NÓI THIỀN TÔNG
SÁCH ĐỌC THIỀN TÔNG
Video
GIẢI ĐÁP
GIẢI ĐÁP 2025
GIẢI ĐÁP 2024
GIẢI ĐÁP 2023
GIẢI ĐÁP 2022
GIẢI ĐÁP 2021
GIẢI ĐÁP 2020
GIẢI ĐÁP 2019
GIẢI ĐÁP 2018
GIẢI ĐÁP 2017
DIỄN ĐÀN
DIỄN ĐÀN 2018
DIỄN ĐÀN 2019
TRUYỀN THIỀN
TRUYỀN THIỀN 2022
TRUYỀN THIỀN 2020
TRUYỀN THIỀN 2019
MẠCH NGUỒN THIỀN TÔNG
Hỏi - Đáp
GIẢI ĐÁP THIỀN TÔNG ĐẶC BIỆT
HỎI ĐÁP THIỀN TÔNG
HỎI ĐÁP - TUYỆT MẬT
NHÓM NHÂN DÂN LÀM CHỦ
36 vị tổ và thơ
36 VỊ TỔ SƯ THIỀN TÔNG
THƠ HAY THIỀN TÔNG
Hình ảnh
Thơ -kệ ngộ Thiền
Sức khỏe
Thế dục dưỡng sinh
Cẩm nang ăn uống
VIDEO
Giải đáp
Giải đáp 2024
Giải đáp Đặc Biệt 2024 - Phần 11: Núi Tu Di ở đâu?
Câu số 36:
Tại sao Đức Phật phải nhắc đến 3 lần với các vị Bồ Tát và đại chúng phải tin lời chắc thật của Như Lai. Là ý Đức Phật muốn dạy gì cho loài người đời Mạt Thượng Pháp này?
Thế giới này việc gì chắc thật thì phải xác nhận 3 lần thì việc đó mới là sự thật, do vậy Đức Phật phải nhắc đến 3 lần là vậy.
Câu số 37:
Tại sao Đức Phật nhập Niết Bàn mà chẳng nhập Niết Bàn. “Ta thường ở cõi Ta Bà này nói pháp giáo hóa, cũng ở trong trăm ngìn muôn ức na do tha a tăng kỳ cõi nước khác, dẫn dắt lợi ích chúng sanh”. Ý Đức Phật muốn dạy gì cho thế giới loài người đời Mạt Thượng Pháp và ý Đức Phật nhập Niết Bàn mà chẳng nhập Niết Bàn là ý gì ạ?
Đức Phật nói Như Lai nhập Niết Bàn mà không phải nhập Niết Bàn là có ý nghĩa như sau:
- Nhập Niết Bàn Thanh Tịnh có nghĩa là vào trong Phật giới, thành Phật xong liền tái nhập ta bà, vào sống ở tầng bình lưu của trái đất, chờ đợi và theo dõi đạo của Như Lai luân chuyển ở Trái Đất Nam Diêm Phù Đề này và hướng dẫn Đạo của Như Lai theo dòng Thiền Tông. Khi nào trái đất này bị loài người hủy diệt trở thành đồ đá thì Như Lai mới trở về hẳn Phật giới, không ở tầng bình lưu trái đất này nữa.
Câu số 38:
Đức Phật Thích Ca Mâu Ni nói nơi chặn giữa ta nói Phật Nhiên Đăng và lại nói các Đức Phật nhập Niết Bàn như thế đều là dùng phương tiện để phân biệt. Thưa! Như vậy Đức Phật Cổ Nhiên Đăng là phương tiện của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni phải không? Ý Đức Phật muốn dạy gì cho thế giới loài người đời Mạt Thượng Pháp này và Đức Phật Thích Ca đang dạy Đạo Giải Thoát phải không ạ?
Đức Phật Nhiên Đăng là sư phụ của Đức Phật Thích Ca.
Đức Phật Nhiên Đăng xin phép vị Chúa Trời Tứ Thiên Vương phụ trách địa giới, cho Đức Phật Thích Ca lập ra Đạo Phật ở Trái Đất Nam Diêm Phù Đề này. Để dạy 6 Pháp môn tu.
- 5 Pháp môn của Đức Phật Thích Ca cho phổ biến ra khi Đức Phật Thích Ca còn tại thế.
- Pháp môn Giải Thoát Đức Phật Thích Ca đợi đến đời Mạt Thượng Pháp mới cho công bố ra, mà các vị tổ gọi là Thiền Tông.
Câu số 39:
500 vị A La Hán tự cho mình được rốt ráo diệt độ, nay mới biết đó là vô trí được chút ít cho là đủ, được chút phần Niết Bàn cho là đủ chẳng cầu nữa. Ý Đức Phật nói vô trí là gì?
500 vị A La Hán tu chứng được Niết Bàn Cô Tịch, các vị cho là rốt ráo diệt độ. Sự thật đây chỉ là Niết Bàn Hóa Thành, tức còn ở trái đất này. Đức Phật gọi là Niết Bàn Tạm Bợ, không thật. Nhưng các vị A La Hán cho là đủ nên không còn cầu ai nữa. Đức Phật nói các vị A La Hán vô trí là không có trí sáng suốt.
Câu số 40:
Nay Đức Phật giác ngộ nói chẳng phải thiệt diệt đặng Phật Huệ Vô Thượng đó mới là thiệt diệt. Ý Đức Phật nói đặng Phật Huệ Vô Thượng là gì ạ?
Đức Phật giác ngộ nói chẳng phải thiệt diệt ý Đức Phật muốn dạy giác ngộ chỉ là hiểu biết thôi, chẳng phải là thật.
Đặng Phật Huệ Vô Thượng đó mới là thiệt diệt. Đức Phật dạy đặng Phật Huệ Vô Thượng, tức thấy bằng tánh Phật của chính mình đó mới là thật.
Đặng Phật Huệ là thấy bằng tánh Phật của mình mới thấy toàn diện cõi vô hình ở trái đất này.
Câu số 41:
Xin giải đáp cho chúng tôi ý nghĩa các danh Phật hiệu của các Đức Phật quá khứ, hiện tại, tương lai trong Kinh Diệu Pháp Liên Hoa. Đức Phật Thích Ca Mâu Ni có nói đến: Đức Phật Nhật Nguyệt Đăng Minh, Đức Phật Hòa Quang Phật, Đức Phật Quang Minh Như Lai, Đức Phật Danh Tướng Như Lai, Đức Phật Diêm Phù Nan Đề Kim Quang Như Lai, Đức Phật Đại Thông Trí Thắng, Đức Phật Pháp Minh Như Lai, Đức Phật Phổ Minh Như Lai, Đức Phật Sơn Hải Huệ Tự Tại Thông Vương Như Lai, Đức Phật Đạo Thất Bửu Hoa Như Lai, Đức Phật Đa Bửu, Đức Phật Thiên Vương Như Lai, Đức Phật Nhiên Đăng, Đức Phật Oai Âm Dương, Đức Phật Vân Lôi Âm Tú Vương Hoa Trí. Xin ban giải đáp hoan hỉ giải đáp cho chúng tôi rõ thông ạ?
Trong Kinh Diệu Pháp Liên Hoa Đức Phật Thích Ca Mâu Ni có nói đến:
1/- Đức Phật Nhật Nguyệt Đăng Minh:
Là Đức Phật sáng suốt như mặt trời, mặt trăng vậy.
2/- Đức Phật Hòa Quang Phật:
Là Đức Phật ánh sáng chan hòa khắp mọi nơi trong trái đất.
3/- Đức Phật Quang Minh Như Lai:
- Là trí Đức Phật hiểu sáng và thông suốt tất cả.
4/- Đức Phật Danh Tướng Như Lai:
- Đức Phật có danh và có hình tướng rõ ràng chớ không phải là mơ hồ hay huyễn hóa.
5/- Đức Phật Diêm Phù Nam Đề Kim Quang Như Lai.
- Đức Phật ở Nam Diêm Phù Đề có thân sắc vàng chớ không phải là không có thân.
6/- Đức Phật Đại Thông Trí Thắng:
- Là Đức Phật có sự hiểu biết thông suốt, lớn bằng trí tuệ sáng suốt.
7/- Đức Phật Pháp Minh Như Lai:
- Đức Phật dạy pháp sáng suốt.
8/- Đức Phật Phổ Minh Như Lai:
- Đức Phật phổ biến pháp môn thật rõ ràng, không mơ hồ hay tưởng tượng.
9/- Đức Phật Sơn Hải Huệ Tự Tại Thông Vương Như Lai:
- Đức Phật dạy đạo vững chắc như núi, rộng như biển, thông suốt như Vua vậy.
10/- Đức Phật Đại Thất Bửu Hoa Như Lai:
- Đức Phật dạy đạo bảy thứ hoa cao quý ở trái đất này.
11/- Đức Phật Đa Bửu:
Đức Phật dạy nhiều thứ quý ở trái đất này.
12/- Đức Phật Thiên Vương Như Lai:
Đức Phật dạy rõ nhiệm vụ của các vị vua trời.
13/- Đức Phật Nhiên Đăng:
Đức Phật dạy rõ Đức Phật Nhiên Đăng là vị nào.
14/- Đức Phật Oai Âm Dương:
Đức Phật dạy rõ Đức Phật Oai Âm Dương là các Vị Phật ở Phật giới quản lý Tiểu Thiên Phật Giới, Trung Thiên Phật Giới và Đại Thiên Phật Giới.
15/- Đức Phật Vân Lôi Âm Tú Vương Hoa Trí:
Ý Đức Phật muốn dạy:
+ Vân là mây.
+ Lôi là tiếng.
+ Âm là sức hút điện từ âm dương.
+ Tú là các hành tinh.
+ Vương là vua.
+ Hoa là tinh hoa.
+ Trí là hiểu biết.
Vị Phật nào cũng vậy Đức Phật đều dạy thật rõ ràng các phần nêu trên.
Câu số 42:
Xin giải đáp cho chúng tôi hiểu 4 câu kệ trong Kinh Diệu Pháp Liên Hoa như sau:
“Người nhu hòa ngay thiệt
Có tu các công đức
Thời đều thấy thân ta
Ở tại đây nói pháp”
Xin hoan hỷ giải đáp cho chúng tôi rõ thông ý nghĩa của 4 câu kệ trên.
Ý nghĩa các câu kệ như sau:
- “Người nhu hòa ngay thiệt” là người khiêm nhường và sống chân thật.
- “Có tu các công đức” người tu tìm nhiều công đức.
- “Thời đều thấy thân ta” người này sẽ thấy được Kim Thân Phật của chính mình.
- “Ở tại đây nói pháp” người này nói pháp mới đúng được.
Còn người ngu nói pháp làm trò cười thế gian.
Tu Phật để kiến tánh
Thấy đường về nhà xưa
Tu Phật không kiến tánh
Đứng ra giảng đạo Phật
Là kẻ ngốc nói xàm
Địa ngục đang chờ đợi
Người tu Phật biết không?
Đừng vì ham tiền nong
Đứng ra dạy Đạo Phật
Chắc chắn bị cùm gông
Người tu Phật phải biết
Để không luống một đời.
Câu số 43:
Thưa! Tôi là Phật Gia Châu Văn Hòa. Trước đây tôi đọc sách Thiền Tông và Kinh Diệu Pháp Liên Hoa hiểu lời Phật dạy, tôi không thấy hiện tượng trong sách hôm tôi vừa viết xong các câu hỏi về Thiền Tông và Kinh Diệu Pháp Liên Hoa. Tôi đọc lại những câu hỏi đã viết xong thì mắt của tôi nhìn những dòng chữ đều là màu vàng trong suốt và tôi nhìn chữ nào hiện ra màu vàng chữ đó. Tôi không hiểu vì sao tôi thấy như vậy và tôi không thể diễn tả được.
Như vậy là Châu Văn Hòa nhìn thấy bằng tánh Phật của Châu Văn Hòa đó.
Xin cảm ơn anh và các bạn đồng tu đã đặt câu hỏi.
Dạ! Xin cảm ơn Ban giải đáp đã giải thích cho anh Châu Văn Hòa ở Cà Mau và Tôi được rõ thông ạ!
Tin cùng loại
Giải đáp Đặc biệt 2024 - Phần 10: Tại sao Ngồi thiền bị cô hồn nhập?
Giải đáp Đặc biệt 2024 – Phần 9: Ai đủ tư cách lập đạo ở Trái đất? Giác ngộ là giác cái gì?
Giải đáp Đặc biệt 2024 – Phần 8: Đấng tạo hóa là ai? Tại sao trái đất tự quay được?
Giải đáp Đặc biệt 2024 - Phần 7: Ai tạo ra mặt trời?Gốc của con người từ đâu?Làm sao để đoạn Nghiệp?
Giải đáp đặc biệt 2024 – Phần 6: Vị Chúa Chủ là ai?
Giải đáp Đặc biệt 2024 - Phần 5: Công thức phân bổ hạt Chân Như cho người có Công đức
Giải đáp Đặc biệt Xuân 2024 - Phần 4: Hát Karaoke chết làm Ma câm
Giải đáp Đặc biệt Xuân 2024 - Phần 3: Đức Phật thành lập đạo
Giải đáp đặc biệt Xuân 2024 – Phần 2: Hé mở quyển Giáo lý
Phóng sự Chùa Thiền Tông Tân Diệu – Đài Truyền hình VTC
Tin liên quan
▶︎ |TSTT| VỊ TỔ SƯ THIỀN TÔNG ĐỜI THỨ BA MƯƠI SÁU
▶︎ |TSTT| VỊ TỔ SƯ THIỀN TÔNG ĐỜI THỨ BA MƯƠI LĂM
▶︎ |TSTT| VỊ TỔ SƯ THIỀN TÔNG ĐỜI THỨ BA MƯƠI BỐN
▶︎ |TSTT| VỊ TỔ SƯ THIỀN TÔNG ĐỜI THỨ BA MƯƠI BA
▶︎ |TSTT| VỊ TỔ SƯ THIỀN TÔNG ĐỜI THỨ BA MƯƠI HAI
▶︎ |TSTT| VỊ TỔ SƯ THIỀN TÔNG ĐỜI THỨ BA MƯƠI MỐT
▶︎ |TSTT| VỊ TỔ SƯ THIỀN TÔNG ĐỜI THỨ BA MƯƠI
▶︎ |TSTT| VỊ TỔ SƯ THIỀN TÔNG ĐỜI THỨ HAI MƯƠI CHÍN
▶︎ |TSTT| VỊ TỔ SƯ THIỀN TÔNG ĐỜI THỨ HAI MƯƠI TÁM
▶︎ |TSTT| VỊ TỔ SƯ THIỀN TÔNG ĐỜI THỨ HAI MƯƠI BẢY
Top
© 2019 TỔ SƯ THIỀN TÔNG . All rights reserved